Bạn đang có nhu cầu làm áo đồng phục, nhưng bạn đang phân vân liệu mình nên chọn chất liệu vải nào cho phù hợp, và chất liệu vải đó có ưu điểm như thế nào? Hãy cùng đồng phục Yoca.vn tìm hiểu xem nhé.
1. Chất liệu vải Su
Chất liệu vải Su là chất liệu vải thấp nhất trong đồng phục, vải này được cấu tạo chủ yếu từ sợi ni lông pha thêm một ít cotton và được sử dụng phổ biến để làm áo sự kiện, hoặc đi du lịch, team building trong thời gian ngắn.
Đồng phục đi chơi làm từ vải Su
Chất liệu vải nhìn rất đẹp nhưng chúng có 1 nhược điểm là độ thấm hút mồ hôi kém, giặt 1 thời gian là bị đổ lông. Chất liệu vải Su được sử dụng phổ biến để may áo cổ tròn đặc biệt là áo màu trắng được sử dụng để in ép nhiệt các họa tiết vui tươi và nhiều màu sắc.
Bảng màu chất liệu vải Su
Ưu điểm: Giá thành rẻ, màu sắc phong phú và đa dạng
Nhược điểm: Thấm hút mồ hôi kém, dễ bị đổ lông trong quá trình sử dụng
Lời khuyên từ Yoca.vn - Nên chọn chất liệu vải này khi bạn muốn áo có giá thành rẻ, và mục đích sử dụng trong thời gian ngắn từ 1 đến 3 tháng.
2. Chất liệu vải thun mè
Vải thun mè có đặc điểm rất dễ nhận dạng là trên thân vải của chúng có những lỗ nhỏ giống như hạt mè. Cũng chính vì đặc điểm này mà vải có tên là thun mè.
Đặc điểm nhận dạng của vải thun mè
Vải thun mè có độ thấm hút mồ hôi tốt, vải nhẹ nhàng thoải mái nên được sử dụng phổ biến trong áo quần thể thao. Còn trong đồng phục được sử dụng phổ biến để làm áo sự kiện, áo khoát dài tay, áo lót bên trong, áo cho thợ làm ở xưởng hoặc thợ xây dựng.
Đồng phục làm từ vải thun mè
Ưu điểm: Thấm hút mồ hôi tốt, vải nhẹ, giá thành thấp
Nhược điểm: Lên form áo không đẹp
Lời khuyên từ Yoca.vn - Nên chọn vải này khi bạn làm cho nhân viên xưởng, hoặc nhân viên thi công công trình, đi dã ngoại hoặc đi vui chơi.
3. Chất liệu vải thun lạnh
Vải thun lạnh có bề mặt lán mịn, nhìn rất trơn và lán. Vải này được sử dụng phổ biến trong may hàng thể thao như áo bóng đá, bóng chuyền.
Đặc điểm nhận dạng của vải thun lạnh
Đối với đồng phục vải thun lạnh cũng gần giống như thun mè, được sử dụng chủ yếu trong team building, đi du lịch hoặc trong sự kiện thể thao như chèo thuyền, kéo co.
3.1. Chất liệu thun lạnh thường
Thun lạnh thường có thành phẩn cotton ít, vải xốp ít lán và nhẹ. Đặc biệt vải thun lạnh thường không phân biệt mặt trái hay mặt phải của vải, cả 2 mặt đều dùng được.
3.2. Chất liệu thun lạnh xịn
Thun lạnh xịn có nhiều thành phần cotton, bền mặt vải lán và mịn, có độ co giãn cao nên rất thích hợp để may đồ thể thao. Khác với thun lạnh thường, thun lạnh xịn có phân biệt mặt trái và mặt phải của vải.
Đồng phục làm từ vải thun lạnh
Ưu điểm: Thấm hút mồ hôi tốt, vải mặt mát
Nhược điểm: Vải ít màu, phông áo mềm, đặc biệt khi bị ước vải hay dính vào da.
Lời khuyên từ Yoca.vn - Nên chọn vải thun lạnh khi dùng trong sự kiện thể thao như chèo thuyền, kéo co, vui chơi, đi du lịch.
4. Chất liệu vải thun cotton
Thun cotton được dệt chủ yếu từ sợi cotton, vải có độ mềm mịn vừa phải, thấm hút mồ hôi tốt, được sử dụng rộng rãi trong hàng thời trang đặc biệt là áo cổ tròn hay các áo phông rộng.
Đặc điểm của vải cotton
4.1. Chất liệu vải thun cotton 65%
Thun cotton Tici hay còn được gọi là thun cotton 65/35 được cấu tạo từ 65% là sợi cotton, ngoài ra có sợi spandex và sợi polyeste.
Ưu điểm của vải này là giá thành vừa phải, phông áo đẹp, màu sắc phong phú và đa dạng. Còn về nhược điểm là độ thấm hút mồ hôi vừa phải, không bằng vải cotton 100%.
Đồng phục làm từ vải cotton 65%
4.2. Chất liệu vải thun cotton 100%
Vải thun cao cấp 100% cotton được cấu tạo từ 95% sợi cotton và 5% sợi spandex (sợi co giãn) giúp vải mềm min, có độ đàn hồi tốt, thấm hút mồ hôi cao. Vải được sử dụng phổ biến để may hàng thời trang. Trong đồng phục vải cotton được dùng phố biến trong các công ty về công nghệ phần mềm và máy tính.
Đồng phục làm từ vải cotton 100%
Ưu điểm của vải cotton là độ thấm hút mồ hôi tốt, phông áo đẹp, màu sắc phong phú và đa dạng, còn về nhược điểm là giá thành cao, dùng thời gian lâu sẽ để lại mùi do thấm hút mồ hôi quá nhiều.
Lời khuyên từ Yoca.vn - Nên sử dụng vải cotton trong các trường hợp làm áo lớp, áo phông rộng tay lỡ, áo cổ tròn dành cho công ty.
5. Chất liệu vải thun cá sấu
Vải thun cá sấu được biết đến nhiều vì sự phổ biến của nó trong hàng may mặc, đặc biệt là hàng áo thun Polo cổ bẻ. Vải này xuất phát từ một hãng thời trang nổi tiếng tên là Lacoste có logo hình con cá sấu. Và khi nhìn kỹ chúng ta sẽ thấy các sợi vải được đan xen kẽ vào nhau giống như những mắc vải trên da cá sấu.
Đặc điểm nhận dạng của vải cá sấu
5.1. Thun cá sấu PE
Cá sấu PE là cá sấu có thành phần cotton thấp, ngoài ra các mắc vải cũng được đan chi chít hơn. Đặc điểm nhận dạng của vải này là khi cầm sờ chúng ta sẽ có cảm giác trơn tru, đặc biệt khi đốt lên có mùi và khói đen giống như đói bao ni lông.
Ưu điểm của vải này là giá thành thấp, màu sắc phong phú, phông áo đẹp. Còn về nhược điểm là độ thấm hút mồ hôi kém, bị đổ lông sau một thời gian dài sử dụng.
Đồng phục làm từ vải cá sấu
5.2. Thun cá sấu Tici
Nâng cấp hơn so với thun cá sấu PE thì có cá sấu Tici với thành phần 65% là sợi cotton, từ đó giúp thấm hút mồ hôi tốt hơn, vải cũng ít bị đổ lông hơn. Còn lại các đặc tính khác thì giống với vải thun cá sấu PE.
Về đồng phục áo thun thì vải cá sấu Tici được sử dụng phổ biến cho nhân viên văn phòng vì độ dày dặn và đứng phông áo.
Đồng phục làm từ vải cá sấu Tici
5.3. Thun cá sấu Mè
Thun cá sấu mè là loại vải mới có trên thị trường có tên tiếng anh là ( Bird's Eye Pique Fabric ) có nghĩa là Vải thun Cá Sấu mắt chim. Về tên gọi tại Việt Nam là vải cá sấu mè bởi vì nó có lỗ nhỏ li ti vừa với kích thước của các hạt mè.
Đặc tính của vải này là mềm, nhẹ có độ thấm và thoát mồ hôi tốt được sử dụng phổ biến trong hàng thể thao và hàng thời trang.
Đồng phục làm từ vải cá sấu mè
5.4. Thun cá sấu Poly
Thun cá sấu Poly được dệt từ 95% là sợi poly kết hợp với sợi co giãn được dệt theo kiểu vải cá sấu, có thêm những đặc tính ưu việt từ đó giúp vải thoáng khí và dễ sử dụng. Màu sắc lại phong phú và đa dạng, đặc biệt vải không bị sạc trong khi giặt và dùng lâu không bị đổ lông.
Ưu điểm: Thoát mồ hôi tốt nhờ những lỗ thoát khí trên vải, màu sắc đa dạng, vải không bị đổ lông trong quá trình sử dụng, có độ bền cao
Nhược điểm: Vải khó phân hủy nếu thải ra môi trường vì làm chủ yếu từ sợi poly.
Đồng phục làm từ vải cá sấu Poly
5.5. Thun cá sấu 100% cotton
Cá sấu 100% được làm từ 95% sợi tự nhiên, được dệt theo kiểu vải cá sấu có độ thấm hút mồ hôi tốt, phông áo đẹp được sử dụng phổ biến để may áo thun có cổ.
Ưu điểm của vải là thấm hút mồ hôi, không bị đổ lông và áo đứng phông rất đẹp
Nhược điểm: Được làm chủ yếu từ sợi cotton nên độ bền của vải không cao, dễ bị mục rách sau một thời gian sử dụng.
Đồng phục làm từ vải cá sấu 100% cotton
Lời khuyên từ Yoca.vn - Bạn nên sử dụng vải cá sấu trong trường hợp may áo cổ bẻ, tùy vào mục đích cũng như yêu cầu công việc mà bạn chọn chất liệu vải cho phù hợp.
6. Chất liệu vải kaki
Chất liệu vải kaki được sử dụng phổ biến để may quần tây, tạp dề, mũ lưỡi trai hoặc đồ bếp như áo, mũ...
Đặc điểm của vải Kaki
6.1. Chất liệu vải kaki 65/35
Vải kaki 65/35 được cấu tạo từ 65% là sợi cotton, có độ dày vừa phải rất thích hợp để may đồng phục tạp dề hoặc mũ. Nhược điểm của vải là độ thấm hút mồ hôi vừa phải, dùng 1 thời gian sẽ bị đổ lông.
6.2. Chất liệu vải kaki lụa
Mềm mịn và thấm hút mồ hôi tốt hơn so với vả kaki 65/35, Kaki lụa được sử dụng phổ biến để làm áo cho nhà hàng, áo bếp và cả tạp dề.
7. Chất liệu vải kate
Vải kate có độ mềm mịn, vải lán được sử dụng phổ biến trong đồng phục áo sơ mi công sở, hoặc hàng thời trang.
Đặc điểm của vải Kate
7.1. Chất liệu vải kate silk
Vải kate Silk được sử dụng phổ biến để đồng phục cho học sinh tiểu học, học sinh trung học và học sinh phổ thông. Ưu điểm của vải kate Silk là bền màu, giá thành rẻ, ít nhăn và thấm hút mồ hôi tương đối. Vải được cấu tạo từ 100% là sợi PE nhân tạo
7.2. Chất liệu vải kate Hàn
Vải kate Hàn được sử dụng phổ biến để may đồng phục cho đối tượng công nhân làm việc ở các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, … Loại vải này có giá thành tương đối, màu sắc phong phú và dễ sử dụng.
7.3. Chất liệu vải kate US
Vải kate US thường xuất hiện nhiều ở công sở hoặc trong các bữa tiệc trang trọng. Loại vải này rất hay được sử dụng và được giới trẻ ưa thích vì chúng có ưu điểm là các tông màu ánh lên sự sang trọng và phong phú, mức độ đổ lông rất thấp và khả năng thấm mồ hôi cực tốt.
Kate US ngoài màu vải trơn, còn có vải sọc và vải có họa tiết chìm, nổi tạo sự sang trọng.
8. Chất liệu vải bố
Chất liệu vải bố được sử dụng chủ yếu để may túi xách, túi rút hoặc các tấm thảm trải nền. Đặc điểm của vải là độ dài dặn, chắn chắn đặc biệt rất an toàn vì chúng được làm chủ yếu từ sợi cotton.
Đặc điểm nhận dạng của vải bố
9. Chất liệu vải dù
Chất liệu vải dù được dùng chủ yếu để làm áo mữa, tạp dề trong thủy sản hoặc pha chế và nấu ăn vì chúng có thể chống thấm nước và các vết bẩn. Ngoài ra chất liệu vải dù còn được dùng làm túi hoặc ô che để bảo vệ dụng cụ khỏi nước.
Đặc điểm của vải dù
10. Chất liệu vải tuyết mưa
Vải Tuyết Mưa là vải được sản xuất theo chất cát hàn, có xuất xứ từ nước Ý. Được dệt trên một chiếc máy có 2 đầu kim, gọi là phương pháp đan đôi. Vải có hai bề giống như nhau, mình của vải dày dặn và chắc chắn, được sử dụng chủ yếu trong thời trang nữ. Trong đồng phục vải tuyết mưa được sử dụng để may quần, váy nữ và áo trong lĩnh vực massage và spa.
Vải tuyết mưa
Sau khi đọc xong bài viết hi vọng các bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về từng chất liệu vải được sử dụng phổ biến trong đồng phục. Để tham khảo thêm báo giá hoặc các phương pháp in ấn được sử dụng trong đồng phục các bạn có thể click và link bên cạnh BÁO GIÁ ĐỒNG PHỤC hoặc PHƯƠNG PHÁP IN ẤN ĐỒNG PHỤC.