Vải cotton là chất liệu vải có thành phần chủ yếu là sợi tự nhiên được làm từ cây bông hoặc vỏ cây kết hợp với một số thành phần nhân tạo khách như sợi spandex để tạo độ co giãn, hoặc sợi poly để tạo độ bền.
Cây bông dùng để làm vải cotton
Đặc điểm của vải cotton là độ thấm hút mồ hôi cực tốt, không gây mẩn cảm cho da, vải mềm mịn không gây khó chịu. Đặc biệt khi thải ra môi trường có độ phân hủy nhanh vì chủ yếu làm từ sợi tự nhiên.
Còn về nhược điểm do vải cotton được làm chủ yếu từ sợi bông nên rất dễ bị nhăn nên chúng ta phải thường xuyên là ủi trước khi sử dụng.
Hình ảnh vải cotton
Vải cotton được chia làm mấy loại?
Vải cotton được chia là 3 loại chính là vải cotton 35/65 (vải su), vải cotton 65/35 (vải tici) và vải cotton 100%.
Đối với vải cotton 35/65 thì thành phần là 35% là sợi cotton, 65% là sợi nhân tạo polyester. Ngược lại đối với vải cotton 65/35 thì thành phần là 65% sợi cotton và 35% là sợi nhân tạo. Còn vải 100% cotton được làm hoàn toàn từ sợi cotton có pha thêm khoản 5% là sợi co giãn.
Kết quả sau khi đốt vải cotton màu xanh và vải không phải cotton
Trong bài viết này chúng ta sẽ đi sâu hơn và tìm hiểm kĩ hơn về vải cotton 100%. Đặc điểm nhận dạng của vải cotton 100% là bề mặt vải lán mịn, sờ vào có cảm giác thô, đặc biệt khi đốt vải cháy giống như tờ giấy không tạo ra khói đen và để lại tro cục, mà tro sẽ tàn khi vải cháy hết.
Đồng phục sử dụng vải cotton 100%
Vải cotton được sử dụng chủ yếu trong hàng thời trang, đối với đồng phục áo thun vải cotton được sử dụng dành cho các doanh nghiệp đặc biệt là đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, bất động sản, ngân hàng và nội thất.
Ngoài chất lượng, vải cotton có màu sắc hết sức phong phú và đa dạng từ đó giúp khách hàng chọn được những màu áo gần giống với màu thương hiệu của công ty.
Bảng màu vải cotton 100%
Để tham khảo bảng giá áo thun đồng phục cotton 100% bạn có thể click vào link bên cạnh BẢNG GIÁ ĐỒNG PHỤC COTTON.
Ngoài chất liêu vải cotton còn có rất nhiều chất liệu vải khác, bạn có thể tham khảo tại bài viết CÁC CHẤT LIỆU HAY DÙNG TRONG ĐỒNG PHỤC.